Trang chủ Blog Seo Seo Audit là gì? Các bước thực hiện Seo Audit cần làm

Seo Audit là một quá trình kiểm tra sức khỏe toàn bộ website. Xem mọi thứ đang hoạt động có thực sự tốt chưa, Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Seo Audit là gì hãy cùng DNMedia tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vậy khái niệm Seo Audit là gì?

Các website sau thời gian dài hoạt động sẽ xuất hiện nhiều vấn đề khác nhau. Những điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động của trang web. Các lỗi có thể là tốc độ load chậm, 404, tiêu đề bài viết chưa tối ưu, nội dung bài viết chưa đầy đủ vv… Seo Audit chính là thực hiện kiểm tra các vấn đề đó và khắc phục.

Seo Audit là gì? Các bước thực hiện Seo Audit cần làm

Đối với Seo khi cải thiện mọi thứ tốt hơn sẽ giúp Google đánh giá website chất lượng hơn. Công việc này sẽ chiếm khá nhiều thời gian vì vậy bạn chỉ nên thực hiện định kỳ 1 lần/ tháng.

Công việc Seo Audit cần phải thực hiện

1. Kiểm tra tiêu đề

Kiểm tra lại các tiêu đề trên website xem đã thực sự chuẩn Seo hay chưa. Để tối ưu tiêu đề nên chứa từ khóa và phải đặt cho hấp dẫn nhằm tăng tỉ lệ nhấp chuột (CTR). Những hành vi dễ bị Google phạt đó chính là đặt tiêu đề giật tít, không đúng với nội dung, nhồi nhét từ khóa, phóng đại quá mức vv…

Vì vậy điều đầu tiên cần phải làm đó là tối ưu lại Title. Ngoài ra cũng cần đảm bảo số lượng ký tự hiển thị dao động trong khoảng 55 – 60 ký tự.

2. Kiểm tra URL

Tiêu chí đánh giá xếp hạng của Google đó chính là URL. URL cũng cần chứa từ khóa, càng ngắn gọn càng tốt. Và không chứa các ký tự đặc biệt, có dấu. Bạn nên đặt theo cấu trúc như thế này https://dn-media.net/seo-audit-la-gi/

3. Kiểm tra lại mô tả (Description)

Đây là đoạn mô tả nội dung bài viết, giúp người dùng hiểu được phần nào nội dung website sắp đề cập tới. Nó cũng góp phần làm tăng tỉ lệ nhấp chuột. Vì vậy bạn cần kiểm tra lại xem phần này đã thực sự tối ưu chưa.

4. Kiểm tra lỗi 404

Hầu như mọi website đều gặp phải tình trạng này. Nó xảy ra do bạn xóa một số bài viết nào đó trên website hoặc cập nhật URL mới. Để khắc phục nên chuyển hướng về trang chủ. Nếu đang sử dụng mã nguồn WordPress thì dùng plugin 301 Redirect.

5. Kiểm tra tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang chậm sẽ ảnh hưởng khá lớn tới người dùng. Những website có chứa nhiều quảng cáo, banner nặng nề sẽ khiến cho người dùng khó chịu. Vì vậy bạn cần xem xét có nên bỏ đi hay giữ lại. Ngoài ra cũng phân tích xem thứ gì đã làm cho tốc độ chậm.

Công cụ kiểm tra: GTMetrix, PageSpeed Insights

6. Kiểm tra lại nội dung

Bạn cũng cần kiểm tra lại nội dung xem đã thực sự chuẩn Seo hay chưa. Bài viết có bố trí các thẻ Heading (H1 – H6) chưa? Mật độ từ khóa cao hay thấp? Đầy đủ chưa? Xem đối thủ họ viết như thế nào rồi so sánh với bài viết của bạn.

Bên cạnh đó bạn cũng không quên kiểm tra xem các bài viết có trùng lặp nhau không. Dùng lệnh site:domain.com từ khóa để xem có bài viết nào đang dùng chung một từ khóa. Nếu trùng nhau cần phải xóa đi hoặc sử dụng thẻ Canonical để bot Google không quét bài trùng lặp.

7. Kiểm tra Internal link, External link

Internal link là các liên kết nội bộ, bạn sẽ phải kiểm tra xem đã thực sự tối ưu hay chưa. Có hiện tượng tối ưu quá đà hay không. External link là những liên kết trỏ ra ngoài. Nó có mục đích làm tăng sự tin tưởng của bài viết đó bằng cách trỏ tới nguồn dẫn đáng tin cậy.

8. Kiểm tra thẻ ALT hình ảnh

Thẻ ALT giúp Google đọc được nội dung bức ảnh nói về điều gì. Trong một số trường hợp không biết cách thêm ALT hoặc quên thì bạn cần phải kiểm tra lại.

9. Kiểm tra trải nghiệm người dùng

Sử dụng các công cụ theo dõi như Google Analytics, Google Search Console để theo dõi tỉ lệ thoát, thời gian Onsite, CTR, tỉ lệ khách quay trở lại để khắc phục. Khi tỉ lệ thoát quá cao chứng tỏ rằng website của bạn chưa thực sự hữu ích, hãy cải thiện để tốt hơn.

10. Kiểm tra lại hồ sơ backlink

Backlink là một trong những yếu tố xếp hạng mạnh mẽ. Tuy nhiên trong quá trình Link building chúng ta không biết hoặc không phân biệt được link nào tốt link nào xấu. Vì thế cần kiểm tra lại xem có đang liên kết tới những trang web bẩn hay không. Nội dung đi backlink có trùng lặp và bị Google Panda phạt hay không. Chất lượng của các backlink như thế nào.

Còn nữa bạn cũng cần kiểm tra lại xem Anchor text có bị quá liều hay không. Nếu thấy hiện tượng đi backlink nhiều mà từ khóa vẫn không lên top được có thể do chất lượng backlink thấp hoặc Anchor text bị quá liều.

Kết luận: Trên đây là 10 bước Seo Audit quan trọng bất cứ ai cũng cần nắm rõ. Hãy thực hiện định kỳ 1 tháng/ 1 lần và sau khi Audit xong hãy theo dõi xem dấu hiệu như traffic có tăng hay không, vị trí từ khóa có được cải thiện hay không. Chúc bạn thành công!

Đánh giá post
Đăng trong Seo
Ý kiến bình luận