SWOT là một trong những mô hình có tính ứng dụng trong Marketing và bán hàng. Phân tích SWOT giúp công ty doanh nghiệp nhìn thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó đưa ra được chiến lược phù hợp để cạnh tranh trên thị trường.
Mục Lục
Phân tích SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Thông qua đó doanh nghiệp sẽ sử dụng để xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, đánh giá đối thủ, tiếp thị, truyền thông vv…
Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT
Theo như tài liệu Wikipedia thì nguồn gốc hình thành do Viện Nghiên cứu Stanford, Menlo Park, California vào những năm 1960 – 1970. Đã khảo sát hơn 500 doanh nghiệp và đi tìm nguyên nhân tại sao lại thất bại trong việc liên kế hoạch.
Năm 1964, sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick vàd Orr tại Zurich Thuỵ Sĩ, họ đã đổi F ( Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó.
Vào năm 1973, mô hình SWOT chính thức được J W French áp dụng. Kể từ đó mô hình này đã được nhiều doanh nghiệp biết đến và sử dụng rộng rãi hơn.
Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Ý nghĩa các yếu tố trong mô hình SWOT
Trong SWOT có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lên kế hoạch của một doanh nghiệp:
Điểm mạnh (Strengths)
Trước tiên doanh nghiệp cần xác định được đâu là điểm mạnh của mình. Hay cũng có thể hiểu đây là lợi thế, ưu điểm, sở trường nổi bật hơn so với đối thủ. Chẳng hạn như:
- Nhân lực có trình độ chuyên môn cao
- Nguồn tài chính dồi dào
- Kinh nghiệm Marketing vượt trội
- Sản phẩm chất lượng
- Cơ sở hạ tầng có sẵn
- …
Điểm yếu (Weaknesses)
Điểm yếu là những gì doanh nghiệp còn yếu kém. Chẳng hạn như hệ thống vận hành chưa chuyên nghiệp, nguồn lực ít và mỏng, kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên chưa cao… Xác định được điểm yếu sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra hướng giải quyết để khắc phục các vấn đề đó.
Cơ hội (Opportunities)
Cơ hội chính là yếu tố “vận may” của một doanh nghiệp. Chẳng hạn như:
- Đối thủ đang bị yếu kém và tụt hậu
- Xu hướng công nghệ thay đổi
- Thị trường đối thủ chưa khai thác
- Sự phát triển, nở rộ của thị trường
- …
Nguy cơ (Threats)
Doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận thấy được những nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai. Một ví dụ điển hình vào năm 2020 dịch Covid đang lan tỏa khiến cho nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự. Trên thế giới có hàng triệu người thất nghiệp và mất việc làm.
Chính vì thế doanh nghiệp phải xác định được đâu là mối đe dọa sẽ gặp phải. Từ đó đưa ra giải pháp né tránh hoặc giảm bớt nguy cơ xuống mức thấp nhất.
Mở rộng mô hình ma trận SWOT
Sau khi hiểu rõ được 4 yếu tố ở trên chúng ta sẽ kết hợp lại để tạo nên ma trận.
Chiến lược S-O (Strengths – Opportunities)
Doanh nghiệp đang sở hữu những thế mạnh nào? Cơ hội nào phù hợp với thế mạnh đó? Đây là chiến lược ưu tiên hàng đầu bởi nó mang lại cơ hội thành công cao mà không tốn nhiều công sức.
Chiến lược W-O (Weaks – Opportunities)
Tìm ra điểm yếu khắc phục để tận dụng tốt các cơ hội. Doanh nghiệp nếu sử dụng điểm yếu sẽ rất dễ tốn rất nhiều nguồn để khai thác cơ hội. Chính vì thế vừa tận dụng cơ hội vừa khắc phục điểm yếu sẽ là giải pháp hiệu quả.
Chiến lược S-T (Strengths – Threats)
Phát huy điểm mạnh, sở trường giúp giảm thiểu những rủi ro từ bên cũng là chiến lược hiệu quả nên áp dụng.
Chiến lược WT (Weaks – Threats)
Xây dựng kế hoạch phòng thủ để tránh những mối đe dọa từ bên ngoài. Giúp doanh nghiệp sống sót và bền vững hơn.
Trên đây DN Media vừa giới thiệu bài viết SWOT là gì và cách phân tích lập kế hoạch với mô hình SWOT. Khi hiểu rõ và khai thác tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định, chắc chắn hơn trong tương lai.